[Hướng dẫn] Cách làm xôi ngũ sắc Tây Bắc đơn giản mà ngon

Xôi ngũ sắc là một trong những món ăn vô cùng quen thuộc mỗi khi bạn ghé tới Mộc Châu. Mỗi màu sắc của xôi lại có một ý nghĩa tượng trưng rất riêng. Bài viết dưới đây trong chuyên mục tin tức ẩm thực của Mộc Châu 24h sẽ hướng dẫn bạn cách làm xôi ngũ sắc đơn giản nhất.

Giới thiệu về món ăn xôi ngũ sắc – Đặc sản của núi rừng Tây Bắc

Xôi ngũ sắc
Xôi ngũ sắc- Món ăn tinh hoa của núi rừng Tây Bắc

Xôi ngũ sắc là một trong những món ăn đặc trưng nhất của núi rừng Tây Bắc chắt lọc những tinh hoa của đất trời.

Đúng như tên gọi của nó, xôi ngũ sắc Tây Bắc là loại xôi được làm từ 5 màu khác nhau, tượng trưng cho ” ngũ hành: kim loại, cây, lửa, nước, đất.

5 màu sắc đặc trưng của xôi thường là trắng, đỏ, vàng, tím và xanh. Loại xôi ngũ sắc này thường được người dân bản địa nấu vào các dịp đặc biệt như lễ, tết. Đây là món ăn rất ngon và hoàn toàn dễ làm. Bạn có thể tự làm ở nhà theo hướng dẫn chi tiết dưới đây.

Xem thêm >> Món ngon từ thịt lợn Mán và cách chế biến ngay tại nhà

Hướng dẫn cách làm xôi ngũ sắc Tây Bắc đơn giản và chi tiết nhất

Chuẩn bị nguyên liệu

Quá trình chuẩn bị các loại nguyên liệu chế biến rất quan trọng. Nó quyết định đến sự thành công của món xôi ngũ sắc.

Xôi ngũ sắc1
Nguyên liệu chính để làm xôi ngũ sắc Tây Bắc
  • Gạo nếp: Loại gạo thường được lựa chọn để nấu xôi là gạo nếp nương vì gạo có hạt tròn to, dẻo và thơm
  • Nước cốt dừa
  • Lá dứa tươi ( Nhuộm xôi màu xanh)
  • Nghệ tươi ( Nhuộm xôi màu vàng)
  • Gấc chín ( Nhuộm xôi màu đỏ)
  • Lá cẩm tươi ( Nhuộm xôi màu xanh)
  • Muối, dầu ăn, rượu trắng
  • Nồi hấp xôi

Hướng dẫn cách làm xôi ngũ sắc Tây Bắc đơn giản nhất

Bước 1: Ngâm gạo nếp

  • Gạo nếp được làm sạch, loại bỏ những hạt bị mốc, bị đen, không đảm bảo chất lượng.
  • Sau đó tiến hành vo gạo. Gạo được vo bằng nước sạch khoảng 2-3 lần để loại bỏ hoàn toàn tạp chất và bụi bám trên hạt gạo
  • Ngâm gạo bằng nước sạch, đổ nước sấp mặt gạo. Ngâm từ 10-12 tiếng, có thể gạo ngâm qua đêm. Sau khi ngâm xong bạn đổ gạo ra giá để cho ráo nước.

Bước 2: Chuẩn bị nước nhuộm màu cho gạo

  • Gấc chín dùng thìa để lấy phần thịt gấc, có thể dùng rượu trắng để bóp cho sạch phần gấc còn sót lại ở hạt.
  • Lá dứa và lá cẩm rửa sạch, cho vào máy xay hoặc giã bằng tay. Sau đó lọc lấy phần nước cốt và bỏ phần bã đi
  • Nghệ làm sạch vỏ, đem giã rồi chắt lấy phần nước cốt, bỏ bã.
  • Chia phần gạo đã vo thành 5 phần. Sau đó cho 4 phần vào 4 bát riêng để tiến hành nhuộm màu cho gạo.
Xôi ngũ sắc2
Gạo được chia thành từng phần và ngâm với phần nước màu
  • Đổ nước cốt của 4 màu vào 4 phần gạo đã chia, trộn đều và để thêm khoảng 2 giờ cho gạo ngấm màu rồi mới đem đi đồ xôi.

Bước 3: Đồ xôi

  • Sau khi đã đủ thời gian cho gạo nghỉ khi nhuộm màu gạo.  Chắt hết phần nước dư, đổ nước cốt dừa trộn đều vào 5 phần gạo đã chia rồi tiến hành đồ xôi.
xôi ngũ sắc
Gạo được chia thành các phần và mang đi hấp
  • Loại xong được sử dụng để đồ xôi có một giá hấp ở phía trên. Đổ một lượng nước vừa phải dưới đáy nồi, để giá hấp lên phía trên. Sau đó cho lần lượt 5 phần xôi đã nhuộm màu thành từng phần ( có thể sử dụng lá chuối để ngăn cách từng phần xôi)
  • Thời gian hấp xôi khoảng 45-50 phút. Trong quá trình hấp cần hạn chế mở nắp vung vì sẽ làm bay mất phần hơi giữ nhiệt. Chỉ nên mở nắp vung khoảng 1-2 lần để kiểm tra và lau phần hơi nước đọng lại để tránh xôi bị nhão.
  • Khi xôi chín, cho thêm một ít dầu ăn vào và trộn đều sẽ giúp xôi bóng đẹp hơn.
  • Sau đó tắt bếp và ủ thêm khoảng 5 phút nữa là có thể bỏ xôi ra và thưởng thức
xôi ngũ sắc
Xôi ngũ sắc được bày biện trông rất bắt mắt
  • Xôi được bày ra đĩa chia thành 5 phần tròn đều trông rất bắt mắt. Yêu cầu hạt xôi phải ráo, dẻo, thơm ngậy mùi nước cốt dừa.
  • Xôi thường được dùng để thắp hương vào các ngày lễ, tết, đám cỗ.

Xem thêm >> Cách nấu măng khô với chân giò heo đơn giản mà ngon

Ý nghĩa của xôi ngũ sắc Tây Bắc

Nhiều người thắc mắc về ý nghĩa của xôi ngũ sắc? Tại sao xôi lại có 5 màu đặc trưng hấp dẫn đến vậy? Cùng tìm hiểu nhé!

Màu sắcÝ nghĩa

Màu đỏ

Tượng trưng: lửa.

Đây chính là những khát vọng, hoài bão cuộc sống và mong chờ vào những điều tốt đẹp ở phía trước

Màu trắng

Tượng trưng: thủy.

Sự chung thủy, trái tim yêu thương mãnh liệt với cha mẹ, với đồng bào dân tộc.

Màu xanh

Tượng trưng: Mộc

Vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, xanh ngút ngàn của núi rừng Tây Bắc

Màu vàng

Tượng trưng: Kim

Niềm tin, niềm hy vọng vào một cuộc sống ấm no, hạnh phúc

Màu tím

Tượng trưng: Thổ

Từ xa xưa, Các cụ ta đã có câu “ tấc đất, tấc vàng”. Người dân luôn mong muốn đất đai màu mỡ, trù phú để trồng trọt thuận lợi, đem lại mùa màng bội thu.

Với những thông tin chia sẻ hữu ích về cách làm món xôi ngũ sắc của Mocchau24h, đừng quên làm ngay món xôi này cho cả nhà cùng thưởng thức. Tham khảo thêm các bài viết khác của web và lưu ngay lại công thức chế biến các món ăn đặc trưng nhất của núi rừng Tây Bắc nói chung và Mộc Châu nói riêng nhé.

5/5 – (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *